08/01/2021
Đăng bởi:admin 0 Comment

Mô tả dự án

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là tên gọi chung của chuỗi hai nhà máy điện hạt nhân I và II được lập dự án xây dựng cho đến năm 2016 tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất trên 4.000 MW.[3] Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, nhà máy điện hạt nhân I và II sẽ được khởi công vào năm 2020 chậm hơn 6 năm dự kiến. Sau thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản do động đất và sóng thần, Dự án sau đó phải lùi địa điểm đã chọn vào đất liền sâu hơn, công trình được nâng lên để bảo đảm an toàn. Dự án được tiến hành theo kiến nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa trên ước tính thiếu thốn điện năng đến 2020, được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư xây dựng. Về nguồn kinh phí, Nga đồng ý cho Việt Nam vay 10,5 tỷ USD, Nhật cũng đồng ý cho vay nguồn vốn ODA làm điện hạt nhân. Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008.

Thách thức trong thiết kế

Nhà máy điện nguyên tử hay nhà máy điện hạt nhân là một hệ thống thiết bị điều kiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng…) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.
Điện hạt nhân có hệ số công suất cao, xây dựng nhà máy không tốn nhiều diện tích nhưng đây không phải
là loại năng lượng bền vững. Điện hạt nhân không hề rẻ lại không đảm bảo được an ninh năng lượng, không góp phần giảm thiểu phát thải và không phải là công nghệ năng lượng của tương lai.

Để lại một bình luận

Trả lời